Với việc không ngừng vươn lên tạo lập niềm tin vững chắc với khách hàng, tiên phong trong cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các nền tảng số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kiến tạo đội ngũ nhân lực nhiệt huyết Vicem Hoàng Mai đang tiếp tục tăng trưởng tích cực trong mọi mặt.
Ứng dụng số trong quản lý chuỗi tiêu thụ và tối ưu hóa logistics trong lưu thông hàng hóa.
Đối mặt thách thức về lưu thông hàng hóa trong bối cảnh phong tỏa do dịch Covid-19 bùng phát trong năm 2021, nắm bắt xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh, sau 2 năm nghiên cứu, thử nghiệm thực tiễn thị trường và thị hiếu khách hàng, Vicem Hoàng Mai đã chính thức đưa Hệ thống quản lý tiêu thụ DMS vào hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát hoạt động tiêu thụ, đường đi sản phẩm.
Kiên trì với niềm tin sẽ mang đến những tiện ích hơn cho khách hàng, năm 2021 Vicem Hoàng Mai đã ghi dấu ấn khi đưa vào vận hành thành công Hệ thống xuất hàng tự động không dừng, góp phần hoàn thiện việc ứng dụng số trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.
Từ các ứng dụng CH play, App store trên điện thoại smartphone, khách hàng, lái xe có thể cài đặt Apps Vicem Hoàng Mai sale để tải và sử dụng phần mềm DMS và App đặt hàng. Các phương tiện vào nhận hàng phải gắn thẻ RFID do Vicem Hoàng Mai cung cấp tích hợp các thông tin về phương tiện, đơn hàng và người điều khiển phương tiện. Hệ thống sẽ tự động nhận diện phương tiện, sắp xếp trạng thái chờ và hướng dẫn người điều khiển phương tiện vào nhận xi măng theo trình tự, trích in chứng từ không cần đến sự hỗ trợ của con người.
Hệ thống xuất hàng tự động đến nay đã tạo lập được thói quen tích cực của các lái xe mỗi khi vào nhận xi măng tại Nhà máy xi măng Vicem Hoàng Mai. Các cửa hàng, chủ phương tiện đánh giá việc Vicem Hoàng Mai áp dụng công nghệ số vào quá trình xuất, bán hàng đảm bảo công việc nhanh, gọn, tránh được sự nhầm lẫn, khai thác tối ưu phương tiện, nhân sự trong lưu thông hàng hóa. Các Nhà phân phối có thêm công cụ số trong quản lý và điều hành hệ thống tiêu thụ xi măng và chính sách bán hàng. Ngoài những tiện ích đem đến cho khách hàng, việc số hóa quản lý chuỗi tiêu thụ giúp tiết giảm nhân lực, vật tư trên 1.5 tỷ đồng/năm.
Kết quả năm 2021 là minh chứng, lần đầu tiên Vicem Hoàng Mai đạt sản lượng tiêu thụ lên đến 2,1 triệu tấn/năm, tăng 8,8% so với 2020. Doanh thu đạt 1.839 tỷ đồng. Kế thừa thành quả ấn tượng trong năm 2021, Vicem Hoàng Mai tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng tích cực về mọi mặt.
Đặc biệt trong 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng tiêu thụ xi măng tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2021, vượt 5% kế hoạch. Trong đó, điểm sáng quan trọng nhất của thị trường Vicem Hoàng Mai là Nghệ An, chiếm trên 36% thị phần, sản lượng tiêu thụ đạt mức tăng trưởng 36,2% so cùng kỳ năm trước, vượt 18,8% kế hoạch. Hệ thống phân phối, cửa hàng và người sử dụng đã gắn bó, đồng hành, tạo nên niềm tin bền vững.
Triển khai hiệu quả Chương trình Đổi mới - Sáng tạo
Năm 2022, thị trường tiếp tục đối mặt với những khó khăn trước những biến động địa chính trị trên thế giới, xung đột giữa Nga - Ucraina đã làm giá nguyên nhiên liệu leo thang chóng mặt. Giá than thế giới tăng sốc cuối tháng 2/2022 từ 230$/tấn lên 415$/tấn (khoảng 9,5 triệu đồng/tấn) vào đầu tháng 3/2022, nguồn than cho sản xuất cũng trở nên khan hiếm.
Với sự chung tay, hỗ trợ tư vấn của Tổng công ty xi măng Việt Nam, đội ngũ kỹ thuật đã thực hiện Phương án cải tạo Lò nung, xử lý nút thắt với các thiết bị được gia công, chế tạo 100% trong nước mà không phải nhập khẩu, giảm chi phí thuê chuyên gia nước ngoài, tiết giảm trên dưới 20 tỷ đồng.
Với sự nhanh nhạy trong ứng phó với diễn biến giá nguyên nhiên liệu, lãnh đạo Công ty đã có sự lựa chọn đúng đắn về thời điểm tiến hành Phương án cải tạo, giảm tiêu hao than, điện cho sản xuất clinker và tăng năng suất thêm 10% sản lượng clinker so với khi chưa cải tạo.
Xác định chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn khi giá cả nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao nhưng với bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và sức sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo, CBCNV Vicem Hoàng Mai “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, chắc chắn VICEM Hoàng Mai sẽ hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch của năm 2022; tạo nên nét Văn hóa kinh doanh Vicem Hoàng Mai đặc trưng, xứng đáng là thương hiệu của Tổng công ty xi măng Việt Nam - VICEM.
Với sự tin tưởng của các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, các sản phẩm xi măng Vicem Hoàng Mai được chấp thuận và đang cung cấp vào nhiều công trình trọng điểm như: Nhiệt điện Quảng Đông, Nhiệt điện Vũng Áng II, đặc biệt các dự án giao thông trọng điểm như Dự án Cao tốc Bắc Nam ở các đoạn QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, đường ven biển Quốc gia qua Nghệ An,... Các sản phẩm xi măng PCB40, PC40 và xi măng PCmsr40 bền sulphat đang được sử dụng trong hầu hết tại các hạng mục, gói thầu của dự án.
Mới đây, tại Trung tâm Hội nghị - Khách sạn Sheraton Sài Gòn, Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa: TTC Sugar (HOSE: SBT) phối hợp với Công ty Cổ Phần MyMind (MsM) và Công ty KPMG Việt Nam (KPMG) đồng tổ chức sự kiện “The alpha year of SBT Ecosystem – Building a comprehensive foundation in turbulent time”.
Lãnh đạo cấp cao của SBT, KPMG, Oracle, MsM tại sự kiện
Sự kiện được tổ chức vào thời điểm kỷ niệm 1 năm SBT chính thức golive và vận hành hiệu quả “hệ thống số lõi” Oracle Cloud ERP kể từ ngày 1/7/2021.
Song song, SBT cũng vừa chính thức golive và đưa vào vận hành thêm hai hệ thống quan trọng gồm Hệ thống kế hoạch ngân sách - Planning Budgeting Cloud Service (“PBCS) từ tháng 5 năm 2022 và Báo cáo thông minh - Oracle Analytics Cloud (“OAC”) từ tháng 8 năm 2022.
Chương trình kỷ niệm có sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao của SBT, MsM, KPMG và Oracle, lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp, đơn vị trong nước và các thành viên trong dự án “Transform SBT – Chuyển đổi SBT”.
Đây là cơ hội để các bên cùng tề tựu, nhìn lại chặng đường đã qua và tôn vinh những cống hiến, thành công ban đầu của dự án chuyển đổi số trong năm đầu tiên (năm Alpha).
Bà Đặng Huỳnh Ức My – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị SBT – với vai trò dẫn dắt, đã luôn kiên định với chiến lược đưa SBT trở thành “Công ty nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp giải pháp sản phẩm Nông nghiệp có nguồn gốc và bền vững hàng đầu khu vực”.
Bà My nhấn mạnh việc chuyển đổi số là chìa khoá giúp SBT nhanh nhạy nắm bắt cơ hội của kỷ nguyên công nghệ mới và chu kỳ kinh tế hiện đại thay đổi không ngừng.
SBT kế thừa và kết tinh những giá trị tự nhiên kết hợp với hiện đại hoá hoạt động nông nghiệp để toàn diện chuỗi giá trị sản phẩm, tối ưu hoá nguồn lực nội bộ và nâng cấp đội ngũ nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, có tri thức đầu ngành để đáp ứng nhu cầu thị trường.
“SBT hiện đang hoàn thiện 4 dự án trên nền tảng công nghệ liên quan đến các ứng dụng eRetails, eFactory, Digital Farmer tại vùng nguyên liệu Úc, Việt Nam, Lào và Campuchia. Tiến đến năm 2030, SBT định hướng trở thành Doanh nghiệp nông nghiệp toàn cầu hiện đại, bảo toàn sự tăng trưởng bền vững và chia sẻ lợi ích của các stakeholder, trong đó người nông dân là đơn vị thụ hưởng. Thành công của dự án là bàn đạp quan trọng giúp chúng tôi hiện thực mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp Giải pháp nông nghiệp bền vững tiên phong không chỉ tại Việt Nam mà còn tại thị trường quốc tế”, bà Đặng Huỳnh Ức My chia sẻ.
Bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SBT phát biểu khai mạc sự kiện
Tham dự và cùng phát biểu khai mạc sự kiện, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG cho biết, kết quả đạt được của dự án rất đáng tự hào và mong muốn tiếp tục duy trì hợp tác chiến lược với SBT trong những giai đoạn tiếp theo.
Ông cũng gửi sự tôn vinh tới hơn 500 nhân sự SBT và 70 nhân viên KPMG đã làm việc chăm chỉ hơn 300 ngày để dự án có thể kịp thời đi vào hoạt động như dự kiến, bất kể những thử thách không nhỏ từ đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, ông Yogesh Arora – Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phụ trách Giải pháp Chuỗi cung ứng của Oracle cũng tham gia trực tuyến và chúc mừng cho sự thành công của dự án. Ông chia sẻ về sự hài lòng với kết quả đạt được của dự án, minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa SBT và KPMG.
Tâm điểm của sự kiện là phiên tọa đàm giữa các lãnh đạo chủ chốt của dự án “Transform SBT” từ SBT, KPMG, MsM. Người xem có thể cảm nhận được toàn bộ quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn hoạch định chiến lược, lựa chọn đối tác, hoàn thiện đến lúc hệ thống được đưa vào vận hành và mang lại các kết quả tích cực.
Cũng trong phiên thảo luận, bà Đoàn Vũ Uyên Duyên, Phó tổng giám đốc thường trực SBT, đã chia sẻ về những thành tựu bứt phá suốt hơn 1 năm qua của SBT khi ứng dụng công nghệ vào mọi mặt hoạt động trong đó sự hoàn thiện các quy trình end-to-end và đồng nhất các đơn vị trên cùng nền tảng IFRS đã mang lại sự cải tiến tối ưu trong vận hành và linh hoạt trong quyết định kinh doanh, giúp SBT nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Định hướng hậu năm Alpha với các dự án, chương trình trọng điểm hoàn thiện Hệ sinh thái số cũng như đào tạo thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao của SBT.
Chia sẻ thêm từ KPMG, ông William Nguyễn - Lãnh đạo dịch vụ Tư vấn CNTT và Sáng tạo Số - vô cùng ấn tượng khi “Tranform SBT” là một trong các dự án chuyển đổi lớn và phức tạp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Dù đương đầu với vô vàn thách thức nhãn tiền, dự án vẫn đạt được những thành quả nổi bật dưới sự cam kết cao của lãnh đạo cũng như sức mạnh nội tại và sự quyết tâm của SBT ngay từ những ngày đầu xây dựng. Sự kiện cũng vinh danh đội ngũ nhân sự đã cống hiến hết sức cho mục tiêu chung xây dựng Hệ sinh thái số SBT.
Có thể thấy, những thành quả bước đầu trong hành trình chuyển đổi số trên hệ thống lõi Oracle Cloud ERP đã tạo tiền đề mạnh mẽ giúp SBT tiếp tục vươn mình lớn mạnh, nổi bật là thành quả SBT rực rỡ khép lại niên độ 2021-2022 với lợi nhuận trước thuế vượt mức một nghìn tỷ đồng, tiến tới “Toàn diện chuỗi giá trị - Khẳng định lợi thế cạnh tranh” trong niên độ mới.
SBT đang từng bước hoàn chỉnh hệ sinh thái sử dụng nền tảng công nghệ thông minh tích hợp từ hạ tầng và ứng dụng, kết hợp dữ liệu chuỗi vào vận hành và định hướng doanh nghiệp, nhằm hướng đến các chuẩn mực quốc tế, minh bạch toàn diện, phục vụ tối đa lợi ích của các bên liên quan.
Một số con số nổi bật SBT đã đạt được sau 1 năm áp dụng công nghệ số vào hoạt động; 327 ngày triển khai và go-live thành công ERP đúng kế hoạch; 500 nhân sự cùng quyết tâm triển khai dự án; Hoàn thiện 13 quy trình End-to-End; Tích hợp 6 Non-core; Đồng nhất các đơn vị trên cùng nền tảng IFRS; Triển khai đồng loạt cho 22 đơn vị tại 4 quốc gia: Việt Nam, Singapore, Lào, Campuchia.
Nguồn: Báo đầu tư
1. Chuyển trọng tâm từ chính quyền sang người dân, từ tổ chức sang nhân viên, từ doanh nghiệp sang khách hàng
Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung vào mang lại giá trị cho nhà quản lý nhiều hơn. Phục vụ nhà quản lý, làm dễ việc cho họ. Chuyển đổi số (CĐS) tập trung vào mang lại giá trị cho người dùng, cho khách hàng, cho người dân. Lấy người dân làm trung tâm. Lấy người dùng, người sử dụng làm trung tâm.
2. Chuyển từ chi phí sang tạo ra lợi ích và giá trị
CNTT chỉ nói đến chi phí là bao nhiêu, nói đến đầu tư là bao nhiêu. Nhiều dự án CNTT hoành tráng ở chỗ chi nhiều tiền cho nhà cửa, máy móc, phần mềm. CĐS nói đến mang lại giá trị gì, lợi ích gì. CĐS chú trọng đánh giá hiệu quả, giá trị tạo ra trừ đi chi phí có dương không. Giống như một dự án đầu tư.
3. Chuyển từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số dùng chung
CNTT chỉ nói đến phần mềm. Phần mềm là viết cho một phòng ban, một tổ chức, một xã, một huyện, một tỉnh. CĐS xuất hiện khái niệm nền tảng số. Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm nhiều người dùng chung trên phạm vi toàn tỉnh, toàn quốc, toàn cầu. Ngoài ra, nền tảng số không chỉ đơn thuần là phần mềm giải quyết một việc nào đó mà là một môi trường làm việc.
4. Chuyển từ ứng dụng công nghệ sang chuyển đổi cách làm việc
CNTT nói đến ứng dụng CNTT. Nó giống như là một công cụ. CNTT là cung cấp một công cụ để thực hiện tự động hoá một việc cũ, một cách làm cũ, một quy trình cũ. CĐS chuyển đổi là danh từ, số là tính từ. Chuyển đổi cách làm là chính, là mục tiêu, công nghệ số chỉ là phương tiện thực hiện.
Trung tâm điều hành thông minh là “bộ não điều hành số” không thể thiếu của các địa phương. Đà Lạt là thành phố đầu tiên trên cả nước đưa trung tâm điều hành thông minh vào động (tháng 12/2019). Ảnh: Trọng Đạt
5. Chuyển từ cách làm từng phần sang làm toàn diện
CNTT chỗ làm, chỗ không, cái làm cái không. Phòng kế toán có thể làm nhưng phòng tổ chức cán bộ thì chưa làm. Phòng kế toán làm nhưng mới làm phần kế toán chi phí mà chưa làm phần khai thuế. Như vậy là trong một tổ chức, tồn tại cái trên máy tính, cái trên giấy, cái trong đầu người. Không có cái nào phản ánh toàn diện, và cuối cùng bản giấy vẫn là quyết định, làm cho CNTT trở thành một gánh nặng tăng thêm, vẫn máy tính và vẫn giấy.
CĐS là toàn diện, mọi nơi, mọi chỗ, không còn cái gọi là nửa này nửa kia. Chỉ có một môi trường số. Mọi việc sẽ diễn ra trên môi trường số. Công việc của mỗi người mà rời máy tính ra là không làm việc được. Và chỉ khi này thì công nghệ số mới phát huy hiệu quả.
6. Chuyển trọng tâm từ giám đốc CNTT sang người đứng đầu
CNTT công nghệ là nhiều, là tự động hoá cái cũ, không phải thay đổi nhiều về cách làm, cách vận hành tổ chức, nên vai trò quyết định là giám đốc CNTT. CĐS là chuyển đổi cách làm, thay đổi cách vận hành tổ chức là chính nên người đứng đầu đóng vai trò quyết định. Phá huỷ cái cũ, đưa vào cách làm mới thì chỉ một người làm được, đó là người đứng đầu. Người đứng đầu mà không muốn thay đổi cách làm sẽ không có CĐS. Người đứng đầu muốn thay đổi cách làm mà uỷ quyền cho cấp phó làm CĐS cũng không có CĐS.
7. Chuyển từ máy tính riêng lẻ sang điện toán đám mây
CNTT là các hệ thống CNTT dùng riêng, mỗi xã, mỗi huyện một cái. Đầu tư tốn kém, cần nhiều người vận hành khai thác. CĐS là dùng chung trên đám mây, đầu tư một chỗ, vận hành khai thác một chỗ, dùng chung toàn tỉnh, toàn quốc. CĐS thì không còn nhìn thấy các hệ thống máy tính ở mỗi tổ chức.
8. Chuyển từ đầu tư sang thuê
CNTT thì nhà nhà đầu tư, và để dùng riêng. Cấp xã, cấp huyện đầu tư thì do ít tiền nên không đảm bảo là một hệ thống đạt chuẩn, không có người chuyên môn vận hành nên nhiều sự cố, nhất là sự cố an toàn, an ninh mạng. Các hệ thống dùng riêng nên kết nối, chia sẻ dữ liệu luôn luôn là vấn đề. Các hệ thống là riêng biệt nên tổng đầu tư tăng tuyến tính theo số đầu mối. Đầu tư xong không có tiền vận hành khai thác nên hàng năm xuống cấp.
CĐS thì thuê. Thuê như là chúng ta dùng dịch vụ điện thoại di động, một mạng di động thì đầu tư nhiều tỷ USD, nhưng người dùng chỉ trả 60-70 ngàn mỗi tháng. Dùng bao nhiêu thuê bấy nhiêu, tăng giảm linh hoạt theo ngày được, còn đầu tư thì giảm không được, muốn tăng lại phải đầu tư mới mất hàng năm về thủ tục.
9. Chuyển từ sản phẩm sang dịch vụ
CNTT là mua phần cứng, phần mềm về dùng, tức là mua sản phẩm. Một sản phẩm mua về có thể dùng không hết công suất, vì vậy lãng phí. Thống kê cho thấy, các máy tính mua về ít khi dùng hết 20% công suất. Mua sản phẩm về thì phải bỏ tiền, bỏ công ra để nuôi sống sản phẩm.
CĐS không mua sản phẩm mà là mua dịch vụ, trả tiền theo tháng, theo năm. Là chi phí thường xuyên. Dịch vụ dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Không phải lo nghĩ về việc nuôi sống dịch vụ.
10. Chuyển đổi trọng tâm từ tổ chuyên gia công nghệ sang tổ công nghệ số cộng đồng
CNTT chú trọng vào kỹ thuật, công nghệ, chú trọng vào cách làm, vào việc làm ra hệ thống CNTT vì vậy mà hay thành lập tổ chuyên gia về công nghệ. CĐS chú trọng vào sử dụng, chú trọng vào người dùng biết cài đặt và sử dụng, nhất là người dân. Vì vậy mà cần các tổ công nghệ số cộng đồng tại từng thôn bản, đến từng nhà hướng dẫn bà con sử dụng các nền tảng số. Các nền tảng số này do các doanh nghiệp công nghệ phát triển làm ra và duy trì.
11. Chuyển từ chú trọng vào làm như thế nào sang làm cái gì
CNTT hay chú trọng vào làm như thế nào. Vì vậy mà nhà lãnh đạo rất khó tham gia. Giám đốc CNTT nói cái này không làm được, nhà lãnh đạo cũng đành chịu. Vì vậy mà nhà lãnh đạo thường đứng ngoài cuộc. CĐS thì nhà lãnh đạo nói muốn gì, cần làm cái gì, cần thay đổi cái gì, và sau đó là việc của nhà kỹ thuật. CNTT thế hệ mới, hay còn gọi là công nghệ số có đủ sức mạnh để làm hầu hết các yêu cầu của nhà lãnh đạo. Và vì thế mà nhà lãnh đạo ở vào vị trí trung tâm.
12. Chuyển trọng tâm từ người giỏi phần mềm sang người giỏi sử dụng
CNTT tập trung vào người viết phần mềm. Tập trung vào đi tìm người giỏi phần mềm. CĐS tập trung vào người dùng. Tập trung vào việc đặt ra bài toán, vào việc sử dụng ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu và đóng góp cho phần mềm thông minh dần lên.
Phần mềm thông minh là mục tiêu cuối cùng, và để làm được việc này đóng góp tri thức của người dùng có ý nghĩa quyết định. Người dùng xuất sắc tạo ra phần mềm xuất sắc. Người đứng đầu phải là người dùng xuất sắc.
13. Chuyển từ hệ thống CNTT sang môi trường số
Hệ thống CNTT là hệ thống kỹ thuật. CNTT là xây dựng hệ thống kỹ thuật. Môi trường số là môi trường sống và làm việc. CĐS là xây dựng môi trường sống và làm việc mới. Môi trường thì rộng hơn rất nhiều so với hệ thống kỹ thuật.
14. Chuyển từ tự động hoá sang thông minh hoá
CNTT chú trọng tự động hoá công việc, thay lao động chân tay, thay người. CĐS chú trọng việc hỗ trợ để giúp con người thông minh hơn. Giúp con người ra quyết định dựa trên số liệu nhiều hơn, thông minh hơn, không chú trọng việc thay người.
15. Chuyển từ dữ liệu của tổ chức sang dữ liệu người dùng
CNTT xử lý dữ liệu của tổ chức. CĐS thu thập và xử lý dữ liệu người dùng sinh ra hàng ngày để tối ưu hoá hoạt động.
16. Chuyển đổi từ dữ liệu có cấu trúc sang dữ liệu phi cấu trúc
CNTT thu thập và xử lý dữ liệu có cấu trúc, dữ liệu được định nghĩa trước, là tri thức cũ. CNTT tập trung vào tự động hoá cái cũ. Không sinh ra tri thức mới. CĐS thu thập và xử lý cả dữ liệu phi cấu trúc, phân tích những dữ liệu mới này để sinh ra tri thức mới. CĐS tập trung vào tạo ra tri thức mới, tạo ra nhiều giá trị mới.
17. Chuyển từ CNTT sang CNTT+
CNTT là CNTT. CĐS là CNTT + Số hoá toàn diện + Dữ liệu + Đổi mới sáng tạo + Công nghệ số.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Trong xã hội, nhiều người hiểu chuyển đổi số là việc chuyển từ ứng dụng các phần mềm rời rạc sang ứng dụng các phần mềm tổng hợp, kiểu ERP. Điều đó thế giới đã làm từ 30 năm trước. Dễ dàng nhận ra rằng dù có ứng dụng thành công ERP trong mọi tổ chức, doanh nghiệp thì cũng không làm thay đổi được phương thức sản xuất của xã hội hiện nay, mà chỉ có thể tạo ra một số cải tiến nhất định. Đó là cách làm phổ biến trong kỷ nguyên điện tử. Sang kỷ nguyên số, mọi thứ thay đổi. Yếu tố tạo ra sự khác biệt là sự xuất hiện của các cơ chế tự động thông minh tham gia vào quá trình sản xuất, làm thay đổi quy trình sản xuất, dẫn tới thay đổi phương thức sản xuất của xã hội. Đó mới là nội hàm chính của chuyển đổi số.
Có quan niệm cho rằng các công ty CNTT nghiễm nhiên là các doanh nghiệp số. Gần đây, trong một sự kiện quan trọng tầm quốc gia của ngành ICT, con số cả nước có 64.000 doanh nghiệp số đã được giới thiệu. Đó là quan niệm sai. Nếu các công ty CNTT không tự chuyển đổi số thì chính họ cũng vẫn là doanh nghiệp điện tử chứ không phải doanh nghiệp số. Có một điểm lý thú là quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp CNTT diễn ra cực kỳ mạnh mẽ và triệt để, nhất là đối với các doanh nghiệp phát triển phần mềm. Chuyển đổi số làm cho các doanh nghiệp này thay đổi hoàn toàn. Chúng ta biết rằng, trong quá trình chuyển đổi số, con người “nhường” một số việc cho máy thực hiện. Phần nhiều, đó là những việc nặng nhọc, độc hại, nhàm chán hay cần độ chính xác cao.
Trong các doanh nghiệp CNTT, khi chuyển đổi số, rất nhiều việc được thực hiện theo nguyên tắc tự động thông minh. Đơn cử như việc lập trình (coding) sẽ do máy đảm nhiệm vì máy làm nhanh hơn con người hàng triệu lần, lại rất dễ dàng sửa đổi, hiệu chỉnh khi con người chỉ ra những lỗi cần sửa và hướng dẫn cho máy điều chỉnh. Cơ chế máy học và học sâu giúp máy phát triển các hệ thống ứng dụng một cách hoàn hảo. Việc tổ chức dữ liệu cũng được giao cho máy. Máy tổ chức dữ liệu hoàn toàn khác với cách thức mà con người vẫn làm trong hàng chục năm qua, khoa học hơn, chặt chẽ hơn và dễ quản trị hơn theo nguyên lý tổ chức phiên bản số đúng nghĩa của các thực thể. Những doanh nghiệp CNTT thực hiện chuyển đổi số theo hướng này mới trở thành doanh nghiệp số.
Vì có máy làm thay người nên các doanh nghiệp số thường không có nhiều lao động mà là nhiều robots, cả cứng lẫn mềm. Nhân sự chủ lực của các doanh nghiệp số là các nhà phân tích và thiết kế hệ thống tài giỏi, những người dạy máy những điều mới mẻ mà con người có thể nghĩ ra nhưng không tự thực hiện được. Một xu thế tất yếu đang diễn ra là sự hình thành của các SME trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số. Đó là các doanh nghiệp công nghệ số với quân số nhỏ nhưng có khả năng tạo ra các công cụ số cho cả triệu người dùng và có doanh thu không hề nhỏ.
Không ít người nói đến Internet kết nối vạn vật (Internet of things) nhưng hình như chưa đánh giá đúng về vai trò của chúng. Thực tế là trong rất nhiều hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, rất ít khi IoT được đề cập tới, thời lượng chính là dành cho các sản phẩm kiểu ERP mà con người vẫn phải tự cập nhật dữ liệu. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn đâu là cội nguồn của quá trình chuyển đổi số thì mới nhận diện đúng vài trò của các IoT. Gốc rễ của chuyển đổi số bắt nguồn từ khả năng thu thập dữ liệu tự động độc lập với con người. Việc này chỉ có các thiết bị IoT mới làm được. Chúng được chế tạo ra là để phục vụ mục đích này và cũng nhờ có sự tồn tại của các cảm biến, camera, RFID, GPS, QR code,… mà vạn vật mới có thể có được phiên bản số của mình trên Internet. Nghĩa đen của cụm từ Internet of things (Internet kết nối vạn vật) chính là xuất phát từ điều đó.
Dựa trên các dữ liệu do IoT thu thập, người ta phát triển các cơ chế tự động thông minh (các CPS) để sử dụng vào quy trình sản xuất. Sự xuất hiện của các CPS làm thay đổi quy trình sản xuất, giúp nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc máy làm thay người mà năng suất lao động tăng thêm, điều quan trọng hơn là máy không những có thể làm thay con người mà còn có thể làm tốt hơn nhiều, bởi máy có thể thực hiện cả những gì mà trước đó con người không thể thực hiện, có thể liên kết đa chiều, xử lý và mở rộng các tương tác logic gần như không có giới hạn. Vì khả năng này, người ta xem chuyển đổi số là động lực của CMCN 4.
Gần đây, trong một số buổi phỏng vấn, phóng viên hay hỏi diễn giả “Anh đánh giá thế nào về tình hình ứng dụng chuyển đổi số?”. Đây là một câu hỏi sai. Ở Việt Nam, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất thủ công bán tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa. Chuyển đổi số không phải là một công nghệ mới. Vì thế, không thể nói “ứng dụng chuyển đổi số”.
Cũng có nhiều tải liệu đề cập tới vấn đề “Cần nhanh chóng chuyển đổi số để phục hồi kinh tế và phát triển sau đại dịch”. Đó là cách nói theo cảm tính. Khi nói “phục hồi” người ta nghĩ đến chuyện cố gắng trở lại như cũ, theo cách cũ nhưng với nỗ lực cao hơn. Điều đó không đúng với tinh thần chuyển đổi số. Chuyển đổi số không phải ứng dụng một công nghệ mới cho cách làm cũ mà là sự chuyển đổi hoàn toàn từ cách làm cũ sang cách làm hoàn toàn mới! Như thế, nên hiểu chuyển đổi số là chìa khóa phát triển kinh tế VN lên một tầm cao mới là kinh tế số chứ không đơn thuần là liều thuốc phục hồi.
Ai cần được hưởng chính sách ưu tiên? Trong thực tế đã có địa phương ưu đãi chuyên gia CNTT bằng chính sách cho hưởng mức lương với hệ số hơn 2 lần hay đang nghiên cứu cho hưởng chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân. Điều đó có thể là cần thiết trong kỷ nguyên điện tử. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số, các chuyên gia CNTT không còn đóng vai trò trung tâm nữa. Vai trò đó chuyển sang các chuyên gia chuyên ngành (domain experts). Ngày nay, các chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực mới là những người quyết định sự thành bại của chuyển đổi số, bởi vì chỉ có họ mới hiểu rõ nhất quy trình sản xuất trong lĩnh vực mà mình là chuyên gia cần thay đổi như thế nào. Cái họ cần là công cụ và chính sách để thực hiện. Đối với các chuyên gia CNTT, nếu vẫn giữ cách làm cũ thì rất dễ bị loại khỏi cuộc chơi vì những gì vốn là niềm tự hào của họ như lập trình, kiểm soát hệ thống,… thì nay, máy làm tốt hơn nhiều. Chính họ phải phấn đầu trở thành chuyên gia công nghệ số – những người có khả năng dạy cho máy thông minh hơn – nếu không, sẽ không có tương lai.
Chúng ta cùng chia sẻ những gì chưa làm được hay làm chưa đúng để cùng nhau chung tay, góp sức thực hiện chuyển đổi số một cách chắc chắn, hiệu quả, từng bước một chuyển dịch phương thức sản xuất của toàn xã hội hướng tới nền kinh tế số, xã hội số – đó là việc lớn nhất, quan trọng nhất của đất nước trong 20 – 30 năm tới.
Nguồn: TGS
Số lượng tuyển dụng: 02 người
Công ty TNHH Kỹ thuật bao bì MYS Group (Việt Nam) lựa chọn ACS là đơn vị cung cấp hệ thống phần mềm quản lý bàn cân với các yêu cầu như sau:
Công ty TNHH Bê tông và Xây dựng Minh Đức là công ty là sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực từ D300 tới D1000, cọc vuông dự ứng lực từ 200x200 tới 600x600mm, ống cống (cống tròn và cống hộp), tấm tường, tấm sàn Hollow-core và thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông và thủy lợi
Để khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường, trở thành sự lựa chọn số 1 của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Minh Đức luôn chú trọng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, kịp thời nắm bắt, áp dụng công nghệ mới vào mọi hoạt động sản xuất, thi công, quản lý…
Một trong những giải pháp công nghệ tiêu biểu mà Minh Đức đã áp dụng triển khai cho các nhà máy là hệ thống phần mềm quản lý bàn cân xe tải và tích hợp với phần mềm kế toán, mua hàng của Bravo. Dữ liệu cầu cân của 4 nhà máy sẽ được quản lý tập trung, tự động tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành