Gồm có 3 loại phổ biến là móng cọc, móng bè, móng băng, được thiết kế tùy thuộc vào cường độ đất nền tại vị trí lắp đặt trạm cân. Đây là thành phần xây dựng cơ bản trước khi lắp đặt, được cấu thành từ bê tông, sắt thép. Trong quá trình xây dựng hệ thống móng cân cần chú ý: Hệ thống móng chịu lực của cân là một thành phần rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của cân. Nếu các trụ chịu lực chính có hiện tượng sụt lún không đều sẽ làm cho cân bị bấp bênh, không sử dụng được. Xây dựng hệ thống móng cân đúng với kết cấu nền đất sẽ ít ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sau này.
Đây chính là cấu trúc được tạo ra để xe tải đi lên Có 2 loại được là bàn cân bê tông và bàn cân thép hình. Trong đó bàn cân cấu tạo từ thép hình được sử dụng phổ biến vì trọng lượng nhẹ, dễ tháo lắp và di dời. Kích thước bàn cân sẽ được thiết kế cụ thể theo từng công trình để đảm bảo hệ thống bàn cân chống bị dao động ngang dọc do sai lệch kích thước; Sàn được làm bằng thép tấm có thể có gai đảm bảo chống trơn trượt. Toàn bộ mặt bàn cân đều được sơn 2 nước chống gỉ và sơn màu thẩm mỹ.Khung bàn cân ô tô là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự cứng và ổn định lâu dài của hệ thống cân ô tô. Khung bàn cân chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành cân ô tô. Chất lượng và giá cả bàn cân phụ thuộc vào khối lượng thép tạo nên bàn cân đó. Khối lượng thép sẽ quyết định độ dày – mỏng, rộng – hẹp của bàn cân và khả năng chịu lực của bàn cân đó.
Thớt bàn cân thường có Modul 3x6m để dễ dàng tổ hợp thành bàn cân 3x6m (30T) 3x12m (60T) 3x18m (80-120T), đây là loại thiết kế ưu việt, giúp tháo dỡ bàn cân, bảo trì bảo dưỡng dễ dàng. Khách hàng nên tránh chọn kết cấu bàn cân nguyên khối (thiết kế cũ) vì rất khó để bảo trì, tháo lắp cũng như gây tốn kém vì hệ kết cấu móng phù hợp với dạng bàn cân nguyên khối thường có giá thành thi công cao hơn.
Ngoài ra, tùy theo nhu cầu khách hàng mà bàn cân có thể thiết kế chuyên biệt rộng 3.4m và dài tối đa 22m.
Thiết bị quyết định độ chính xác của bàn cân. Lực nén do tải trọng hàng và xe tác động lên kết cấu bàn cân truyền đến cảm biến lực sẽ xuất thành tín hiệu số thông qua đầu đọc (Indicator) thông báo cho người dùng.
Với cân xe tải, Loadcell được dùng là loại có sức chịu tải 30T, tùy vào tải trọng cần cân mà mỗi trạm cân sẽ có từ 4-10 đơn vị Loadcell. Có 2 loại Loadcell là Digital và Analog. Loadcell Digital là loại mới được phổ biến gần đây với nhiều tính năng vượt trội so với Analog, hầu hết các tập đoàn lớn đều đang sử dụng nếu lắp đặt trạm cân mới hoặc nâng cấp nếu vẫn còn sử dụng kết cấu trạm cân cũ. Tuy nhiên giá thành một Loadcell Digital thường gấp 3 lần Loadcell Analog cùng khả năng chịu tải.
Trên thị trường hiện có rất nhiều chủng loại Loadcell với xuất xứ, chất lượng và giá thành khác nhau. Lựa chọn chủng loại Loadcell để lắp đặt bàn cân sẽ quyết định khá lớn đến giá thành của trạm cân.
Các loại Loadcell nổi tiếng của các hãng uy tín đã được thị trường kiểm nghiệm:
– Digital: PCX, GDD của hãng METLLER TOLEDO (Mỹ),
– Analog: LCC11 hãng AND (Nhật), 0782 METLLER TOLEDO (Mỹ), T302 AVERY WEIGH TRONIC (Anh), ASC hãng VISHAY (Hà Lan)
Trong trường hợp sử dụng loadcell digital thì không cần hộp nối tín hiệu vì các loadcell được nối mạng nối tiếp rất tiện dụng, dây tín hiệu, bảng led (bảng đèn led phóng to tín hiệu từ đầu đọc để hiển thị tín hiệu cho tài xế có thể quan sát từ xa), máy in, phần mềm điều khiển và các thiết bị phụ trợ khác.
Bên cạnh khu vực nền móng của cân, địa điểm đặt trạm cân thường bao gồm một nhà điều hành để điều hành các hoạt động của trạm cân. Các nhà điều hành có thể lưu giữ hồ sơ bằng cách phát hành phiếu cân, xác nhận đơn đặt hàng và nhập số liệu hàng hóa để phục vụ công tác kiểm kê. Họ cũng có thể là người điều phối các xe tải thông qua bộ đàm với các lái xe. Đôi khi họ cũng là người xuất và nhập hàng hóa từ bộ phận bảo vệ.
Trong một số trường hợp, nhà điều hành cân đang được thay thế bởi các thiết bị cho phép lái xe xe tải có thể xử lý các giao dịch của mình. Các thiết bị đó có thể sắp xếp các hoạt động với độ lặp lại cao hay giá trị vượt quá giới hạn. Nó có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng một ổ đĩa ở bên cạnh các cân xe tải hoặc đi bộ lên gần cân.
Nhà điều hành trạm cân tại nhà máy Prime Vĩnh Phúc 2.
Ngoài những bộ phận cơ bản như cân ô tô đơn giản được điều khiển bởi phần mềm do nhà cung cấp cài đặt trên nền Window, một trạm cân xe còn có khả năng cung cấp các hệ thống cân ô tô có cấu hình phức tạp hơn giúp khách hàng lưu trữ, cập nhật dữ liệu và tự động hoạt động như: Kết nối Camera, điều khiển barie tự động, kết nối thẻ từ, điều khiển các hệ thống nạp tải, kết nối bộ điều khiển PLC…
Kết nối Camera: Hệ thống cân có thể được lắp thêm camera giúp nhận dạng biển số xe ô tô vào cân thông qua chụp toàn cảnh ô tô cân, kiểm tra vị trí đứng của xe, kiểm tra bàn cân,.. Ánh lưu lại cùng với phiếu cân để phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát, giảm thiểu tối đa các gian lận.
Barie điện tự động: Giao tiếp với hệ thống điều khiển để tự động đóng, mở điều khiển xe vào ra cân. Khi xe vào cân, barie sẽ tự động nâng cần (hoặc đèn/ chuông báo) cho phép ô tô vào ra bàn cân. Sau khi xe đã đứng ổn định, người vận hành ấn nút chốt số liệu (lưu) trên màn hình máy tính. Sau khi hoàn tất mã cân: Phần mềm sẽ tự động điều khiển barie mở cân (hoặc đèn báo) để ô tô ra. Kết thúc lượt cân.
Kết nối thẻ từ: Hệ thống mở rộng cân được được ứng dụng lắp thêm thẻ từ để lưu thông tin từng mã cân: Chủ hàng, mặt hàng, khối lượng hàng, số lượng lượt xe vào ra, ngày giờ vào cân,…
Các thiết bị phụ trợ kết nối điều khiển khác: Nạp tải, bộ điều khiển PLC,… Như vậy, một trạm cân có rất nhiều ứng dụng.
Mô hình kết nối hệ thống giám sát trạm cân VitrukWeigh – Tự động trạm cân xe tải.